Trong dài hạn, thị trường chứng khoán vẫn được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực cả về kinh tế vĩ mô và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp niêm yết. Thị trường chứng khoán đã lên cao đưa giá nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh. Đây là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh huy động vốn trên sàn.
Cổ phiếu tăng giá
Nguyên nhân
Có hàng ngàn lý do để cổ phiếu tăng giá, tuy nhiên ở đây chỉ điểm ra 4 lý do chung để cổ phiếu tăng giá, qua đó giúp nhà đầu tư đi tìm cho mình những phương pháp cách để tìm kiếm những “ý tưởng” đầu tư hiệu quả.
- Do thị trường chung tăng
- Do đội lái
- Do tin nội bộ
- Do kỳ vọng tăng trưởng dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp
Diễn biến tăng giá cổ phiếu
Công ty cổ phần tập đoàn An Phát Holdings (APH) công bố chào bán hơn 55,7 triệu cổ phiếu để huy động hơn 557,4 tỉ đồng. Cụ thể là chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 100:40. Tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được quyền mua mới 40 cổ phiếu với giá 10. 000 đồng/cổ phiếu. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 15.3 đến 6.4. An Phát Holdings cho biết. Sẽ dùng toàn bộ số tiền hơn 557,4 tỉ đồng để mua cổ phiếu tại CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA). Hiện tại, APH đang sở hữu 50,77% vốn điều lệ tại AAA.
Tương tự, Đại hội cổ đông bất thường mới đây của Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) đã thông qua việc triển khai thực hiện phương án chào bán gần 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, GEX sẽ bán cho cổ đông với tỷ lệ 10:6. Tức 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua và cứ 10 quyền được mua 6 cổ phiếu mới. Mức giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu. Công ty dự kiến huy động hơn 3.515 tỉ đồng từ cổ đông để thực hiện các dự án nhà máy điện gió, triển khai dự án “Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê” và bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Thời gian thực hiện trong quý 1 và quý 2/2021.
Phương án phát hành cổ phiếu khi cổ phiếu tăng mạnh
HĐQT Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) cũng trình phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, tỷ lệ 50% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được quyền mua 5 cổ phiếu mới). Tổng khối lượng phát hành hơn 16,9 triệu cổ phiếu với giá chào bán 40. 000 đồng/cổ phiếu và dự kiến thu về được gần 678 tỉ đồng. Đồng thời, TAC có kế hoạch chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2021, tỷ lệ 5%. Tương đương khối lượng phát hành thêm dự kiến gần 1,7 triệu cổ phiếu. Giá chào bán ESOP là 15. 000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với số tiền thu về hơn 25 tỉ đồng.
Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Nếu thành công, tổng số tiền dự thu từ hai đợt chào bán khoảng 703 tỉ đồng. Sẽ được dùng để đầu tư nâng cấp nhà máy Vinh, đầu tư nhà máy dầu Phú Mỹ, còn lại bổ sung vốn lưu động.
Doanh nghiệp chăm phát hành thêm vốn huy động
Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Thương mại
dịch vụ Tràng Thi (T12) đã thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 1.3 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được quyền mua 3 cổ phiếu mới). Khối lượng phát hành là 40,5 triệu cổ phiếu với giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Tương ứng với lượng vốn cần huy động 1.215 tỉ đồng, qua đó tăng vốn điều lệ lên 540 tỉ đồng…
Thị trường đi lên với hầu hết các nhóm ngành cổ phiếu diễn biến tích cực. Các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng mạnh trong tuần qua có MWG (1,4%), VJC (7,0%), HVN (6,3%). VIC (4,6%), BVH (6,8%), CTG (3,6%), BID (3,8%), HDB (5,3%).
Trong khi đó, tăng giá mạnh nhất sàn HoSE là “tân binh” BCM của Becamex IDC ( HoSE: BCM ) với 46,8% từ 28.000 đồng/cp lên 41.100 đồng/cp. BCM trong tuần đã có trọn vẹn cả 4 phiên tăng trần. BCM chính thức giao dịch trên sàn HoSE hôm 31/8. Cổ phiếu này đã hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM vào ngày 20/8. Và dừng giao dịch từ ngày 19/8 tại mức giá 30.100 đồng/cp, cao hơn 2. 100 đồng/cp so với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE. Trong tuần qua, BCM bị khối ngoại bán ròng 122 tỷ đồng trong khi được khối tự doanh CTCK mua ròng 115 tỷ đồng.
Nguồn: thanhnien.vn