Nâng tầm sản phẩm Việt, tăng cường thúc đẩy xuất khẩu
Nâng tầm sản phẩm Việt là một trong những định hướng xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2025. Được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2020. Được Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan. Và các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức ngày 16-12.
Kim ngạch hai chiều sản phẩm Việt Nam – EU 2019 đạt 56,45 tỉ USD
Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch trường trực UBND TP. HCM, cho biết EU đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỉ USD. Đối với TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 2020 sang thị trường này đạt 2,3 tỉ USD. Riêng nhóm nông lâm thủy sản hơn 300 triệu USD. “TP.HCM xác định châu Âu là thị trường lớn cho các DN. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính. Đòi hỏi các DN phải nỗ lực đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Và các yếu tố khác để vượt qua những quy định do châu Âu đặt ra”, ông Liêm nói.
Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao, cho hay khoảng 5,3 triệu người Việt đang sinh sống, học tập tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có nhiều đóng góp hết sức thiết thực đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Tính lũy kế từ năm 1990 đến nay, lượng kiều hối gửi về khoảng 170 tỉ USD. Kiều bào đang đầu tư vào khoảng 3.000 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 4 tỉ USD. Góp phần tạo rất nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua.
Nâng chất lượng sản phẩm Việt
Mục đích tăng thị phần
Tại hội nghị, ông Jean-Jacques Bouflet, Phó chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham). Cho biết với hơn 1.000 thành viên, EuroCham sẽ nỗ lực hết mình để đảm bảo thực hiện suôn sẻ và hiệu quả Hiệp định EVFTA. Các DN Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chuyên môn, kết nối của EuroCham. Để nâng cao kiến thức và khả năng tiếp cận thị trường châu Âu. Ông Jean-Jacques Bouflet cũng đề nghị Việt Nam cần giúp các DN trong nước củng cố thị phần. Bằng cách hiểu rõ hơn về thị trường và tiêu chuẩn kinh doanh của EU. Nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và độ tin cậy, minh bạch và liêm chính.
Nhìn nhận cánh cửa xuất khẩu các mặt hàng lớn không còn rộng trong đại dịch Covid-19. Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM. Cho rằng các DN cần chuyển đổi sản xuất từ các mặt hàng xa xỉ sang các mặt hàng thiết yếu. Tập trung phân phối cho thị trường nội địa. “Có những DN nỗ lực chuyển đổi từ dây chuyền may veston sang sản xuất khẩu trang để tồn tại trong dịch bệnh”, ông Việt Anh dẫn chứng.