Nhìn lại ngành thủy sản Việt Nam

Nhìn lại ngành thủy sản Việt Nam

Năm 2020 đã đi qua để lại bao tổn thương cho nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. Nhờ những nổ lực phi thường, Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn. Nhưng mọi mặt từ đời sống đến kinh tế – xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng đã trải qua nhiều tháng bị đảo lộn. Ngành thủy sản cũng nằm trong chuỗi thủy sản liên hoàn ấy. Nhưng nhìn chung, ngành thủy sản Việt Nam cũng đã có bước tiến bộ hơn năm ngoái.

Sản xuất thủy sản của Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Được xác định là một trong năm ngành kinh tế biển then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Giá trị XK ngành thủy sản đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Số lượng ngư dân và lao động nghề cá được ước tính với khoảng gần 3 triệu lao động. Hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong nghề cá biển, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ và xa bờ.

Sản xuất thủy sản năm 2020

Về nuôi trồng thủy sản, trong các tháng đầu năm 2020. Việc triển khai sản xuất tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 kèm theo tình hình xâm nhập mặn. Tại các vùng nuôi chủ lực, dẫn đến sản lượng tôm nước lợ. Đặc biệt là đối tượng tôm sú bị sụt giảm. Đến các tháng cuối năm 2020, tình hình sản xuất tôm nước lợ đã có sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh được khống chế.

 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Việc xuất khẩu mặt hàng tôm nước lợ được khôi phục đã giúp cho sản lượng tôm nước lợ tăng trưởng khá. Tổng sản lượng vượt kế hoạch năm 2020 đã đề ra. Năm 2020, Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 950.000 tấn. Trong đó tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tăng 1%; tôm thẻ chân trắng 632,3 nghìn tấn. Tăng 8,5% so với cùng kỳ, tôm khác đạt 50.000 tấn.

Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản

Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín. Thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn. Sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.

Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản. Điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.

Nguồn nguyên liệu trong ngành nuôi trồng thủy sản

Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản

 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.

Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ thấp. Chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống. Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.

Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần. Nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km. Nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong Ở những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1.190 nghìn tấn. Trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm). Cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước.

Nguồn: vasep.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.