Bé tập nói – Cách dạy trẻ tập nói hiệu quả

Bé tập nói – Cách dạy trẻ tập nói hiệu quả

Tập nói là một trong những bước đầu giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình với ba mẹ. Nhờ đó, cha mẹ sẽ hiểu được những mong muốn của bé. Vậy bé tập nói vào thời điểm nào là phù hợp nhất? Cách dạy trẻ tập nói nào hiệu quả? Hãy cùng xem qua bài viết ngay sau đây nhé!

Nói chuyện

Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên trò chuyện với bố mẹ. Nó đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bạn không cần nói chuyện với bé liên tục. Tuy nhiên nên tận dụng bất cứ khi nào bạn và bé ở bên nhau. Miêu tả việc bạn đang làm, chỉ cho bé tên gọi những vật dụng xung quanh. Sau đó đặt câu hỏi hoặc hát cho bé nghe là những gì bạn có thể làm để cùng bé tập nói.

bé tập nói

Đọc

Đọc sách cùng bé là cách tốt để bé mở rộng vốn từ vựng, cách sắp xếp câu, và cách miêu tả những hành động. Không chỉ dừng lại ở việc đọc sách cho bé. Bạn có thể khuyến khích bé kể bạn nghe chuyện gì xảy ra cho nhân vật trong truyện.

Lắng nghe

Khi con nói chuyện với bạn, cần lắng nghe bé bằng cách nhìn bé và trả lời bé. Bé chắc chắn sẽ nói nhiều hơn khi bạn tỏ ra hứng thú với những điều bé nói. Qua đó, bạn có thể khuyến khích bé tập nói tốt hơn.

Dạy bé tập nói như thế nào?

Có thể nói giai đoạn mà trẻ bắt đầu tập nói là thời điểm hồi hộp và hạnh phúc nhất của các bậc cha mẹ. Bởi đây là lúc bé bi bô những tiếng gọi ba gọi mẹ đầu tiên của bé. Trong suốt khoảng thời gian đầu khi vừa chào đời. Ngôn ngữ mà bé thể hiện chính là tiếng khóc cùng một số âm đơn giản “ô” hoặc “a”. Tuy nhiên, dù chưa nói được rõ ràng và chuẩn xác. Tuy nhiên bé đã có thể ghi nhớ và nhận ra những âm thanh quen thuộc mà bản thân thường tiếp xúc. Vì vậy đã giúp cho trẻ có khả năng phân biệt tốt các giọng nói và biết được ai là ba mẹ hay người thân của mình.

Đến khi lớn hơn nữa, khi trẻ bước vào thời điểm 1 tuổi của mình. Trẻ phản ứng với những âm thanh xung quanh qua cách bắt chước. Đến khi được 4,5 tuổi, trẻ có thể phát âm các từ “ba, mẹ” một cách rõ ràng hơn. Không những thế, khi đã nghĩ ra thứ gì hay thấy điều gì mới lạ. Chúng đều sẽ hỏi lại hay kể thành một câu chuyện, dù chỉ là tưởng tượng. Cùng lúc này, mọi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của trẻ đều được thể hiện rõ rệt hơn so với trước. Khi ba mẹ nhìn vào cũng sẽ hiểu được bé đang muốn nói điều gì.

Khi nào cần lo lắng?

Bạn là người tốt nhất có thể giúp bé phát triển khả năng nói sớm. Nếu bé có những biểu hiện như bên dưới và bạn cảm thấy lo lắng. Cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra xem bé có phải bị chậm nói. Cũng có thể là gặp vấn đề gì về tai hay không.

Từ 12 đến 18 tháng

Bé không nói từ nào cho tới khi bé được 12 tháng tuổi (bao gồm cả “ma” hoặc “ba”). Không bập bẹ trước khi bé tròn 1 tuổi, không biết chỉ đồ vật. Nó không có phản ứng khi được gọi tên.  Bạn không thể hiểu một từ nào mà bé nói khi bé được 18 tháng tuổi.

Từ 19 đến 24 tháng

Bé hiếm khi nói hoặc bắt chước người khác. Và không có vẻ bực mình khi bạn không thể hiểu điều bé muốn.

Từ 25 đến 36 tháng

Bé không biết việc cần làm với những vật dụng hàng ngày. Không hiểu những chỉ dẫn đơn giản. không sử dụng những cụm hai từ khi được 30 tháng tuổi. Không đặt câu hỏi, không thể phát âm nguyên âm hoặc không ai có thể hiểu những điều bé nói khi bé được 3 tuổi. Hoặc mất những kỹ năng bé đã từng có.

Nếu bé bị ngọng, đó không hẳn là vấn đề. Nói ngọng là một hiện tượng bình thường. Đặc biệt khi kỹ năng suy nghĩ và ngôn ngữ của bé đang được mở rộng nhanh hơn tốc độ nói của bé. Thỉnh thoảng bé sẽ háo hức kể cho bạn nghe bé đang nghĩ gì. Trong khi bé không thể thốt ra đủ nhanh bằng lời nói.

Bố mẹ có thể giúp bé bằng cách nói mẫu thật chậm và ngắt nghỉ một lúc sau mỗi câu trước khi nói tiếp câu sau. Cần dành thời gian ngồi xuống và nói chuyện từ tốn với bé. Cố gắng không nói nốt câu hoặc xen ngang câu nói của bé. Cho bé thời gian suy nghĩ để tìm ra từ cần nói, trao đổi ánh mắt với bé . Ngoài ra có những cử chỉ khích lệ như kiên nhẫn gật đầu.
Nhưng nếu bé vẫn nói lắp kéo dài hơn 6 tháng. Hoặc tệ hơn là bé phải rất vất vả để nói ra được một từ, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Giây phút con cất tiếng nói đầu tiên sẽ là một giây phút khó quên. Bạn hãy dành nhiều thời gian gần gũi với con hơn để cùng bé tập nói những điều hay để giúp bé hình thành nhân cách. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.