Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia châu Á thu hẹp sản xuất

Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia châu Á thu hẹp sản xuất
Tình trạng nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á đã giảm đến 70% trong nửa đầu năm 2020 do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh. Nhiều nhà máy sản xuất ở châu Á đã thu hẹp trong tháng 3 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã làm tác động đến chuỗi cung ứng, nhưng Trung Quốc lại là một ngoại lệ.

Theo dữ liệu phát hành bởi HIS Market trong ngày thứ Tư (1/4). Chỉ số PMI ngành sản xuất của các nền kinh tế châu Á đều dưới 50 (cho thấy sự thu hẹp trong sản xuất). Trong đó, PMI của Nhật Bản  là 44,8, của Hàn Quốc là 44,2. Thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Nền kinh tế Trung Quốc trong đại dịch Covid-19

Chỉ số PMI của Trung Quốc tháng 3

Ngược lại, ở Trung Quốc đại lục, chỉ số PMI tháng 3 lại tăng mạnh từ 40,3 lên 50,1. Sản lượng tăng lên 50,6% trong tháng 3 và đơn đặt hàng mới cũng tăng.

Chỉ số PMI của Đài Loan (Trung Quốc) cũng duy trì trên mức 50.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, mức độ ảnh hưởng được thể hiện rõ rệt. PMI của Philippines trong tháng 3 rơi về 39,7, mức thấp nhất kể từ 2016, Việt Nam là 41,9.

Những dữ liệu về nhà máy sản xuất phản ánh một sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến các nền kinh tế trong tháng 3. Sự bùng phát của đại dịch tại châu Âu và Mỹ khiến các nền kinh tế này bị đình trệ. Giáng thêm một đòn đau với các nền kinh tế châu Á vốn vẫn đang chiến đấu với đợt dịch bệnh này.

Một chuyên gia kinh tế ở Hồng Kông cho biết: “Ở những khu vực bị hạn chế đi lại do chịu tác động bởi Covid-19. PMI sẽ thể hiện sự suy giảm. Một điều đáng lo ngại hơn nữa là những khách hàng lớn của họ (Mỹ và EU) sẽ không nhập hàng. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến các đơn đặt hàng mới trong quý II/2020”.

Trung Quốc mở rộng sản xuất

Trước bối cảnh kinh tế bị trì trệ và đứng trước suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19. Các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất. Tăng cường mua trái phiếu và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản khác để ổn định thị trường tài chính. Trong khi đó. Nhiều Chính phủ cũng đã tung ra các gói kích cầu để hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế từ Bloomberg, ngay cả trong kịch bản tốt nhất. Tăng trưởng kinh tế vẫn có khả năng suy yếu đáng kể trong năm 2020. Con đường bùng phát virus trong và ngoài nước. Sẽ quyết định quỹ đạo các nền kinh tế khu vực.

Ngay cả đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, 2 quốc gia đã thành công. Trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng không thể tránh khỏi một cú đánh đột ngột từ hoạt động kinh tế toàn cầu. Các hính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mạnh mẽ. Đang được triển khai sẽ chỉ làm dịu đi ảnh hưởng từ virus.

Kinh tế châu Á bị thu hẹp trong năm 2020

Trung QUốc

Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020 dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm 0,7% cho khu vực Châu Á đang phát triển trong năm nay 2020 . Đánh dấu lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ đầu thập niên 1960. Mức tăng trưởng sẽ đạt 6,8% trong năm 2021. Một phần là do được đo lường tương đối trên mức tăng trưởng thấp của năm 2020. Do đó, kết quả của năm sau vẫn sẽ thấp hơn các mức dự báo trước khi có đại dịch COVID-19. Cho thấy sự phục hồi theo đường chữ “L” thay vì chữ “V”. Khoảng ba phần tư các nền kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm 2020.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: “Phần lớn các nền kinh tế ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Có thể mong đợi con đường tăng trưởng khó khăn trong thời gian còn lại của năm 2020. Nguy cơ kinh tế do đại dịch COVID-19 vẫn rất lớn. Khi làn sóng bùng phát thứ nhất kéo dài hoặc các đợt bùng phát trở lại có thể thúc đẩy hơn nữa các biện pháp ngăn chặn”

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.