Tăng giá trị cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long

Tăng giá trị cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã và đang phát triển với nhiều nội dung, hình thức đa dạng. Trong đó, phát triển loại hình doanh nghiệp liên kết với nông dân qua hợp đồng thu mua nông sản chiếm tỷ lệ cao và phổ biến nhất ở đây. Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Tăng giá trị, ổn định đầu ra cho nông sản dồng bằng Sông Cửu Long

Tăng giá trị đầu vào

Cách đây vài năm, vườn bưởi 0,8ha của gia đình bà Trần Thị Mừng ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre không chỉ kém về chất lượng. Mà còn khó về đầu ra, vì bị thương lái ép giá. Theo bà Trần Thị Mừng. Từ khi tham gia vào hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Bến Tre. Được bao tiêu đầu ra ổn định, lại được tập tuấn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Bà đã xây dựng thành công mô hình vườn bưởi chuẩn Global GAP hiếm hoi của địa phương.

Tăng giá trị cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long

Được biết, HTX bưởi da xanh Bến Tre đã liên kết được trên 450 thành viên, mỗi năm cung ứng 170 tấn bưởi. 10% trong đó đã xuất khẩu sang Canada và Singapore. Theo kế hoạch. HTX sẽ tiếp tục mở rộng diện tích Global GAP, cấp mã code vùng trồng để xuất sang Hoa Kỳ và châu Âu. Đồng thời sẽ xây dựng tổ hợp chế biến, bảo quản để đa dạng và tăng giá trị sản phẩm. Hướng đến chuỗi giá trị khép kín, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường. Toàn bộ số bưởi thu về đều bán trái bưởi tươi hoặc chế biến. Chính điều đó giúp hoạt động của HTX đa dạng hơn. Đặc biệt là thu mua hết số lượng, nâng cao giá trị của trái bưởi, mang lại lợi nhuận cho HTX, thành viên bền vững.

Ổn định đầu ra cho nông sản Sông Cửu Long

Tương tự ở Vĩnh Long, HTX Mekong Green (xã Mỹ Hòa – TX Bình Minh) cũng đang theo đuổi mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Theo đó, HTX này đã thuyết phục các xã viên tham gia trồng dưa lưới công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Giúp tăng năng suất và ổn định đầu ra cho bà con nông dân. Hay ở tỉnh An Giang, UBND tỉnh này đã phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời thực hiện Dự án xây dựng thương hiệu gạo An Giang. Phát triển mới 200 HTX nông nghiệp giai đoạn 2020. Gắn xây dựng vùng nguyên lúa gạo, lúa nếp, rau màu và cây ăn quả, cung ứng dịch vụ nông nghiệp và thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tăng giá trị cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long

Nhờ những mô hình này, nông nghiệp An Giang được đánh giá đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong đó chỉ riêng lúa gạo, theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành. So với gạo cùng chủng loại trên thị trường, lúa gạo An Giang luôn có chất lượng và giá tốt hơn hẳn.

Cần giải quyết thêm nhiều nút thắt

Cần xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị cho nông sản đồng bằng Sông Cửu Long

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia nông nghiệp. Các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị tại ĐBSCL vẫn chưa thực sự nhiều. Và vẫn còn một số địa phương chưa tổ chức được sản xuất theo hướng bền vững. Chất lượng sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, không kết nối được thị trường. Và nhận thức về liên kết, cam kết của người dân còn hạn chế. Từ đó dẫn tới việc được mùa mất giá. Được giá mất mùa thường xuyên xảy ra trong suốt những năm qua. Đây sẽ là những vấn đề mà các tỉnh ĐBSCL phải giải quyết trong nỗ lực xây dựng các chuỗi nông sản bền vững.

Hiểu được những vấn đề này, ông Nguyễn Trúc Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – cho biết. Tỉnh sẽ tạo ra vùng nguyên liệu tập trung. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng logistic, giúp đảm bảo bảo quản, thu hoạch. Vận chuyển lưu thông, và liên kết thị trường. Giúp các chuỗi nông sản của Bến Tre nhập vào chuỗi nông sản cả nước và hướng tới xuất khẩu tốt hơn.

Cần nâng cao chất lượng các vùng sản xuất

Tương tự ở TP. Cần Thơ, thành phố cũng sẽ tiếp tục xây dựng. Và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Sản xuất gắn với tiêu thụ. Phát triển được thế mạnh của các vùng chuyên canh truyền thống ở các quận, huyện. Ðồng thời, từng bước hình thành vành đai thực phẩm và các vùng du lịch sinh thái vườn, làng hoa cảnh. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao góp phần phát triển nền nông nghiệp đô thị.

Có thể nói, xây dựng chuỗi giá trị nông sản là con đường để ngành nông nghiệp ở ĐBSCL phát triển bền vững. Thích ứng tốt hơn với biến động của thị trường, thiên tai. Cũng là để phát huy hết thế mạnh của vùng đồng bằng trú phú, vựa nông sản của cả nước.

Nguồn: congthuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.