Trốn tránh khỏi chuyện tình yêu được không?

Trốn tránh khỏi chuyện tình yêu được không?
Tình yêu của chúng ta thường bị chi phối rất nhiều bởi tính cách và những trải nghiệm yêu đương trong quá khứ. Vì thế mà có người đến rất dễ dàng, nhưng cũng có người lại gặp nhiều trắc trở. Có những người đối diện với tình cảm của mình bằng sự tự tin, nồng nhiệt, nhưng cũng có nhiều người “sợ yêu” và muốn trốn tránh khỏi chuyện tình cảm. Có nhiều người “sợ yêu” và muốn trốn tránh khỏi chuyện tình cảm.

tình yêu

TÌNH YÊU SỢ BỊ TỔN THƯƠNG 

Theo tiến sĩ tâm lý Pat Love: Những ký ức tiêu cực về tình yêu trong quá khứ có thể làm chúng ta cảnh giác. Bạn không muốn “mở lòng” trước những mối quan hệ mới. Có thể vì vậy mà ngày càng nhiều người trưởng thành chọn từ chối tình yêu. Một cách để bảo vệ cảm xúc cho chính mình.

Đối với những ai đã từng chứng kiến sự thất bại trong hôn nhân của bố mẹ. Họ chịu tổn thương từ mối tình sâu đậm. Tâm trí họ thường có sự “phòng thủ” mỗi khi tình yêu đến. Và thế là người ta sợ yêu, sợ phải trải qua cảm giác đổ vỡ. Sợ những vết thương chưa lành đã rỉ máu và sợ làm tổn thương nhau.

Trải qua những nỗi sợ hãi, sự tổn thương. Bạn sẽ có cái nhìn thấu đáo cũng như trưởng thành hơn. Đó là lý do tại sao “sự mong manh dễ vỡ”. Cảm xúc tổn thương không phải là một điểm yếu. Đó chính là động lực giúp chúng ta phát triển mạnh mẽ. Một khi bạn đã học được cách thấu hiểu cảm xúc của chính mình. Nó bao gồm nỗi đau như một phần của những trải nghiệm trong cuộc sống con người. Bạn sẽ lại yêu như chưa từng bị tổn thương.

SỢ ĐÁNH MẤT ĐI CHÍNH MÌNH

Trên đời này, thứ không chắc chắn nhất chính là tình yêu. Thứ khiến người ta khó kiểm soát nhất chính là tình cảm. Thứ dễ đánh mất nhất chính là bản thân. Với một số người, mất đi tình yêu là mất đi cả thế giới. Đánh mất cả chính mình. Họ bắt đầu sợ yêu, sợ bị sa ngã. Sợ những tổn thương cấu xé tâm hồn sau cuộc tình tan vỡ. Một khi bản thân đã phục hồi cảm xúc. Họ thường chọn cách giữ vững lý trí để không rơi vào hố sâu của tình yêu thêm nữa.

Nhưng cũng có một số người trưởng thành sợ yêu. Họ sợ mất cân bằng trong cuộc sống. Chúng ta hiểu rằng, khi bắt đầu mối quan hệ mới thì đồng nghĩa với việc đời sống cá nhân phải thay đổi ít nhiều. Về lịch sinh hoạt, kế hoạch, dự định tương lai. Với một số người thì sự xáo động này là niềm vui. Với một số người khác thì họ không muốn có thêm “nhân tố gây bất ổn” vào cuộc sống đang bình yên của mình.

tình yêu

SỢ KHÔNG CÓ ĐỦ THỜI GIAN ĐỂ YÊU

Chúng ta thường hay gắn tình yêu với trách nhiệm. Khi đã chọn yêu một ai đó thì cần phải có trách nhiệm với cuộc đời của họ. Thế nhưng cuộc sống ngày nay quá bận rộn nên nhiều người thường chọn “trì hoãn”. Tình yêu để dành thời gian cho bản thân, công việc và gia đình.

Đối với họ, tình yêu là thứ dễ khiến tâm trí bị xao nhãng. Họ không thể tập trung phát triển sự nghiệp. Bởi vì khi yêu. Tất cả chúng ta đều không thể tránh khỏi những cảm xúc. Họ liên tục chờ đợi tin nhắn của ai đó, trăn trở trong đêm tối cô đơn. Hồi tưởng lại những khoảnh khắc bên nhau, tự hỏi người kia đang nghĩ gì… Tất cả những điều đó khiến họ nghĩ rằng: tình yêu rất phiền phức. Họ không muốn phải lòng ai cả.

Đôi khi bệnh sợ yêu cũng khiến người ta chai sạn cảm xúc. Họ cảm thấy tình yêu không phải là điều ý nghĩa duy nhất đối với cuộc đời họ. Bởi vì ngoài tình yêu, còn rất nhiều điều mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người. Sự thành công trong công việc, cơ thể khỏe mạnh, tâm hồn tươi trẻ. Vì thế, nếu bạn chưa yêu hoặc chưa tìm được người phù hợp. Hãy cứ tận hưởng cuộc sống và dành thời gian làm những điều mình muốn.

Nguồn: emdep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.