Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần lưu ý

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần lưu ý

Để giúp thực phẩm luôn tươi ngon, và giữ được lâu hơn bạn cần phải bảo quản trong tủ lạnh . Nhưng trước khi cho vào tủ lạnh bạn cần phải phân loại, đống gói và sắp xếp một cách hợp lí.

Phân loại, đóng gói thực phẩm

Giúp thực phẩm luôn tươi ngon, đầu tiên bạn cần phải phân loại thực phẩm trước khi bảo quản như sau:

_ Thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản) : rửa sạch , để ráo nước.Tiếp đó, bạn chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng.

_ Đối với rau củ:  loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước bạn nhé. Chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong.

_ Đối với thức ăn đã nấu chín: để nguội trước khi cho vào hộp đậy kín.

Đóng gói thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách giúp bạn duy trì được độ tươi ngon của thực phẩm. Cụ thể, bạn cần phải phân loại và sơ chế thực phẩm.

Sử dụng các loại túi sạch (còn mới) trước khi cho thực phẩm vào và bịt kín.

Cuối cùng, bạn hãy đặt vào tủ lạnh ở vị trí thích hợp như ngăn mát hoặc ngăn đá.

Bạn nên bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đông mềm của tủ lạnh nếu có dự định sử dụng từ 1 – 3 ngày. Vì đây là phần ngăn được thiết kế riêng với nhiệt độ ổn định. Tách biệt với các loại thực phẩm khác bên trong ngăn mát tủ lạnh, nhất là việc tránh lẫn mùi thực phẩm.

Ngoài ra, cũng có thể đặt thực phẩm tươi sống vào ngăn đá tủ lạnh với thời gian bảo quản lâu hơn đến vài tháng.

Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 4 độ C.

Với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt). Bảo quản ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 – 3 ngày).

Vệ sinh, sắp xếp thực phẩm hợp lý

Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.

Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý giúp hạn chế tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ. Những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.

Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng. Còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống. Tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài.

Chú ý khi bảo quản những thực phẩm có mùi

Với các loại thực phẩm có mùi như cá khô, mắm, mít, dưa muối,… bạn cần đậy hoặc bịt kín trước khi cho vào tủ lạnh. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến bầu không khí bên trong tủ lạnh. Đồng thời kéo dài thời gian sử dụng.

Thực phẩm có mùi có thể cho thực phẩm vào túi zip và ép chân không càng tốt. Sau đó, bạn đặt thực phẩm vào ngăn đông sẽ giúp thời gian sử dụng rất lâu đến tận 1 năm.

Không để đồ ăn quá lâu

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm. Đồng thời tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng tốt. Không nên để quá lâu sẽ làm giảm đi chất dinh dưỡng. Thậm chí sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe.

Quá trình cấp và rã đông có thể làm mất 1/3 lượng chất béo. Trung bình mỗi lần đông – rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này.

Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh. Thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày. Đối với thịt bò và dê có thể được 10 ngày . Còn các loại cá bạn không nên để quá 2 ngày sẽ khiến cá có mùi hôi.

Nguồn: doanhnhanvn.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.