Nâng cao năng lực thích ứng của nông sản Việt

Nâng cao năng lực thích ứng của nông sản Việt

Các chuyên gia phân tích năng lực sản xuất các doanh nghiệp nông sản Việt hiện tại. Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ. Làm sáng tỏ những nút thắt mà nông nghiệp Việt Nam gặp phải để tiếp cận hiệu quả thị trường quốc tế…

Thay đổi tư duy về hàng rào kỹ thuật nông sản Việt

Tiến sĩ Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ. Các quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật  nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và động. Nâng cao chất lượng hàng nông sản không chỉ là mục tiêu riêng của EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Mà của tất cả các thị trường; trong đó có Việt Nam.

nông sản Việt

Vì vậy, thay vì coi các quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật là “rào cản”. Xuất khẩu nên nhìn nhận theo hướng tích cực đó là xu hướng nâng cao tiêu chuẩn. Bởi, những tiêu chuẩn được ban hành đều áp dụng với hàng hóa từ các tất cả các quốc gia và ngay cả sản phẩm trong nước cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn đó. Do đó, muốn tiếp cận, khai thác các thị trường thì việc đáp ứng, tuân thủ các tiêu chuẩn là điều tất yếu.

Các biện pháp kiểm dịch đối với sản phẩm Việt

Cùng quan điểm, PGS.TS  Nguyễn Anh thu cho rằng. Để nâng cao năng lực thích ứng với các tiêu chuẩn SPS cho nông lâm thủy sản Việt Nam. Cần có các giải pháp đồng bộ từ thay đổi tư duy về các biện pháp kiểm dịch. Chủ động nắm bắt thông tin về sản phẩm tới việc đầu tư cả chiều rộng và sâu trong quá trình sản xuất.

Đáng chú ý, các biện pháp kiểm dịch, an toàn thực phẩm liên quan đến tất cả các công đoạn của cả chuỗi giá trị. Không chỉ trong chế biến mà cả khâu nuôi trồng. Vì vậy, sự kiểm soát toàn diện về chất lượng từ đầu đến cuối chuỗi giá trị. Là điều cần thiết để giúp các nhà xuất khẩu của Việt Nam vượt qua các thách thức này.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao năng lực thích ứng của nông sản Việt

Chính phủ, các hiệp hội ngành hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin. Ban hành các tiêu chuẩn ngành mang tính hướng dẫn và khuyến khích. Bên cạnh đó, cần đàm phán ký kết các thỏa thuận hay hiệp định hài hòa hóa các biện pháp kiểm dịch.

Về chất lượng sản phẩm, cần đẩy mạnh sử dụng công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm hiện đại. Và áp dụng các nghiên cứu khoa học đưa vào thực tiễn sản xuất để đạt năng suất. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu phải tuân thủ triệt để các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc thú y và các chất gây ô nhiễm, hóa chất mà EU cấm.

Các doanh nghiệp và nhà sản xuất cần nâng cao nhận thức, tuân thủ chặt chẽ các quy định của nước nhập khẩu. Đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm. Khuyến khích các sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn EU

Sản xuất theo nhu cầu thị trường

Dự đoán nhu cầu nông sản Việt của thế giới

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,cho biết. Nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm của thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội lớn để nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh năng lực sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của thế giới nói chung. Các thị trường xuất khẩu nông sản trọng điểm của Việt Nam. Nói riêng là ưu tiên các sản phẩm nông sản an toàn, nông sản hữu cơ và sản phẩm chế biến.

Chính vì vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất theo hướng đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Ưu tiên mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến trong cơ cấu xuất khẩu.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp và nông sản Việt

Mục tiêu của ngành nông nghiệp Việt Nam là đến năm 2025. Diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ đạt từ 1,5-2% tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Đến năm 2030 diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ đạt từ 2,5-3% tổng diện tích canh tác nông nghiệp cả nước.

Với nhóm mặt hàng xuất khẩu đang có ưu thế là rau quả. Việt Nam đăt mục tiêu trở thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới. Vào năm 2030 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8-10 tỷ USD/năm. Trong đó, rau quả chế biến đạt 30% trở lên.

Thêm vào đó, các mô hình, quy trình sản xuất nông sản phải đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Không gây tác động xấu đến môi trường sản xuất cũng như môi trường xung quanh. Đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng được đời sống của người sản xuất. Đặc biệt là người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm.

Một yêu cầu không thể thiếu nữa là phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tương tự, để cho phép nhập khẩu nông sản, thủy sản Nhật Bản không chỉ cần kết quả tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật. Dư lượng kháng sinh mà còn xem xét đến cả kỹ thuật nuôi trồng. Các loại vật tư sử dụng và xử lý sâu bệnh…

Nguồn: bnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.