Vợ nhạc sĩ ‘Hoa sứ nhà nàng’ từng lái xe ôm nuôi chồng
Bà Mộng Vân vợ nhạc sĩ Hoàng Phương cắt cỏ, lái xe ôm nuôi chồng ; tác giả “Hoa sứ nhà nàng” – và hai con thời khốn khó.
Bà Mộng Vân ôn ký ức về chồng quá cố khi dự chương trình Chân dung cuộc tình; phát tối 4/2. Bà gặp ông lần đầu trên chuyến xe khách về Tiền Giang. Thấy trên tay ông cầm những tờ nhạc về Gò Công – quê cả hai; Mộng Vân hỏi liệu có phải nhạc sĩ Hoàng Phương, ông gật đầu. Thập niên 1980; Hoàng Phương đã nổi tiếng với bản Hoa sứ nhà nàng – ca khúc bolero phổ biến từ những năm 1970; – và loạt nhạc phẩm đề tài Gò Công. Vốn yêu dòng nhạc quê hương, bà ngưỡng mộ ông từ nhỏ. Thua ông hai con giáp; ban đầu bà gọi ông bằng chú. Dần dà, duyên số đưa đẩy; hai người đồng hương gặp lại nhiều lần, nảy sinh tình cảm.
Họ yêu nhau trong sự cấm cản của gia đình Mộng Vân vì khoảng cách tuổi tác quá lớn; ông đã qua một đời vợ, gia cảnh bần hàn. Dù vậy, bà bất chấp để theo ông, thuê nhà trọ ở chung. Lang bạt khắp nơi, cuối thập niên 1980, họ kết hôn; cất một chòi nhỏ ở bãi biển Tân Thành (Tiền Giang) sinh sống. Khi con đầu lòng ra đời, gia đình bà mới dần nguôi ngoai và chấp thuận.
Tài sản quý nhất của họ là chiếc giường ngủ và hai cái ghế. Tiền bản quyền nhạc của ông chỉ khoảng vài trăm nghìn một bài, không đủ để nuôi hai miệng con. Hoàng Phương khi đó đã ngoài 50 tuổi; bị tật ở chân, không thể lao động. Ông ở nhà giữ con để vợ làm lụng mưu sinh. Mộng Vân làm đủ nghề, từ cào cỏ, bắt nghêu đến bán trái cây, nhưng cũng chỉ đủ tiền ăn qua ngày.
“Tình yêu là thứ duy nhất giúp tôi vượt qua những khốn khó khi ấy”
Hai người con ra đời, đều được đặt theo nghệ danh của nhạc sĩ: Phương Nam và Phương Phương. Người con thứ hai được ông đặt tên để kỷ niệm cho tình bạn giữa ông và nhạc sĩ Hà Phương. Ngày đó, tác giả Mưa đêm tỉnh nhỏ thường xuống thăm nhà Hoàng Phương, thường giúp đỡ ông trong lúc ngặt nghèo. Sau này, khi ông qua đời vì ung thư gan năm 2002, bà và hai con nhận được nhiều hỗ trợ từ các đồng nghiệp của chồng. Bà thôi nghề lái xe, cất một quán nước trước nhà, cuộc sống không còn chật vật. “Nghĩ lại cảnh khổ cực ngày xưa, nhiều lúc, tôi thương chồng mất sớm, không được tận hưởng chút thảnh thơi nào cuối đời”, bà nói.
Đến nay, vợ nhạc sĩ Hoàng Phương vẫn thuộc nằm lòng Hoa sứ nhà nàng – bản nhạc se duyên cho cả hai.
Khi viết ca khúc, Hoàng Phương mới 26 tuổi, bỏ dở công việc gia đình để theo nghệ thuật. Nhạc phẩm do ông sáng tác cùng nhạc sĩ Hoài Nam, ban đầu có tên Hoa sứ nhà em, kể về chuyện tình dở dang với giai điệu bolero man mác buồn.
Lúc mới ra đời, ca khúc không được nhiều người để ý do Hoàng Phương vẫn chưa mấy tên tuổi. Năm 1972, Chế Linh thu âm nhạc phẩm trong cuốn băng do nhạc sĩ Vinh Sử thực hiện. Nhờ danh tiếng của Chế Linh, bài hát nhanh chóng lan tỏa từ thành thị đến thôn quê. Lời bài hát gần gũi với đa số giới nghe nhạc bình dân, đặc biệt là các chàng trai thất tình. Hợp âm trong bài khá đơn giản, người đang tập chơi đàn guitar cũng có thể nghêu ngao ca hát.
Vài năm sau, Chế Linh thu âm lại ca khúc, sửa thành Hoa sứ nhà nàng. Từ đó, ca khúc được gắn với tên này. Do được nhiều ca sĩ trình bày, bài hát có một số bản bị sai lời, chẳng hạn: “Đêm đêm ngủ mùi hương” bị đổi thành “Đêm đêm ngửi mùi hương”, “Đậm đà gây nhớ gọi tên” bị đổi thành “Đậm đà đây đó gọi tên”. Vì bài hát quá phổ biến, đầu thập niên 1990, Hoàng Phương bắt đầu sáng tác thêm phần hai, phần ba của ca khúc, nhưng không được chú ý bằng.
Nguồn: vnexpress.net