Nói chuyện

Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên trò chuyện với bố mẹ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bạn không cần nói chuyện với bé liên tục. Nhưng nên tận dụng bất cứ khi nào bạn và bé ở bên nhau. Miêu tả việc bạn đang làm, chỉ cho bé tên gọi những vật dụng xung quanh. Bạn đặt câu hỏi hoặc hát cho bé nghe là những gì bạn có thể làm để cùng bé tập nói.

Đọc

Đọc sách cùng bé là cách tốt để bé mở rộng vốn từ vựng, cách sắp xếp câu, và cách miêu tả những hành động. Không chỉ dừng lại ở việc đọc sách cho bé. Bạn có thể khuyến khích bé kể bạn nghe chuyện gì xảy ra cho nhân vật trong truyện.

Lắng nghe

Khi con nói chuyện với bạn, cần lắng nghe bé bằng cách nhìn bé và trả lời bé. Bé chắc chắn sẽ nói nhiều hơn khi bạn tỏ ra hứng thú với những điều bé nói. Qua đó, bạn có thể khuyến khích bé tập nói tốt hơn.

Khi nào cần lo lắng khi bé học nói?

Bạn là người tốt nhất có thể giúp bé phát triển khả năng nói sớm. Nếu bé có những biểu hiện như bên dưới và bạn cảm thấy lo lắng. Cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra xem bé có phải bị chậm nói. Hoặc là gặp vấn đề gì về tai hay không.

Từ 12 đến 18 tháng

Đây là giai đoạn chuẩn bị để dạy bé tập nói hiệu quả. Ở giai đoạn này, bé sẽ chỉ mới bắt đầu tiếp nhận những âm thanh xung quanh vào não bộ của mình. Bé có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và những người khác. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ tập làm quen với những âm đầu tiên. Bé có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau như a, o…

bé học nói

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng bé, hát ru, kể chuyện cho bé nghe… Hoặc cho bé xem các chương trình TV nhiều màu sắc, nhiều âm thanh. Điều này để làm tăng vốn ngôn ngữ và vốn từ vựng, khả năng phân tích âm thanh. Nó giúp dạy bé tập nói hiệu quả và chuẩn bị sẵn sàng tập nói cho những giai đoạn phía sau.

Bé không nói từ nào cho tới khi bé được 12 tháng tuổi (bao gồm cả “ma” hoặc “ba”), không bập bẹ trước khi bé tròn 1 tuổi, không biết chỉ đồ vật, không có phản ứng khi được gọi tên, hoặc bạn không thể hiểu một từ nào mà bé nói khi bé được 18 tháng tuổi.

Từ 19 đến 24 tháng

Khi bé được 1 tuổi, bé có thể gọi “ bố”, “mẹ”. Kho đó, vốn từ ngữ của bé đã vững để hiểu được những cuộc đối thoại cơ bản và bé đã có thể phản ứng khi nghe ai gọi tên mình.

Để dạy bé tập nói hiệu quả, các mẹ có thể tập cho bé nói một số từ đơn (khoảng 25 từ). Sau đó, cha mẹ có thể cho bé dần quen với các từ ghép đơn giản. Có thể kéo dài quá trình tập nói từ đơn với những bé chậm nói.

Ở giai đoạn này, bé có thể dễ bị nói ngọng, nói lắp, do vậy cha mẹ nên phát âm rõ ràng nhiều lần để giúp bé nói đúng các từ đã phát âm sai. Nếu việc bé phát âm sai không sửa được thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp hỗ trợ thích hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể vận dụng những từ ngữ trong cuộc sống hàng ngày để dạy bé tập nói hiệu quả và gia tăng vốn từ.

Từ 25 đến 36 tháng

Bé không biết việc cần làm với những vật dụng hàng ngày, không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, không sử dụng những cụm hai từ khi được 30 tháng tuổi, không đặt câu hỏi, không thể phát âm nguyên âm hoặc không ai có thể hiểu những điều bé nói khi bé được 3 tuổi, hoặc mất những kỹ năng bé đã từng có.

Nếu bé bị ngọng, đó không hẳn là vấn đề. Nói ngọng là một hiện tượng bình thường. Đặc biệt khi kỹ năng suy nghĩ và ngôn ngữ của bé đang được mở rộng nhanh hơn tốc độ nói của bé. Thỉnh thoảng bé sẽ háo hức kể cho bạn nghe bé đang nghĩ gì. Trong khi bé không thể thốt ra đủ nhanh bằng lời nói.

Bố mẹ có thể giúp bé bằng cách nói mẫu thật chậm và ngắt nghỉ một lúc sau mỗi câu trước khi nói tiếp câu sau. Cần dành thời gian ngồi xuống và nói chuyện từ tốn với bé. Cố gắng không nói nốt câu hoặc xen ngang câu nói của bé. Hãy cho bé thời gian suy nghĩ để tìm ra từ cần nói. Hãy trao đổi ánh mắt với bé và có những cử chỉ khích lệ như kiên nhẫn gật đầu.
Nhưng nếu bé vẫn nói lắp kéo dài hơn 6 tháng, hoặc tệ hơn là bé phải rất vất vả để nói ra được một từ, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Nguồn: mecuti.vn