Nhà có chiều dài bao nhiêu là đẹp

Nhà có chiều dài bao nhiêu là đẹp

Chiều dài nhà ở cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết chiều dài ngôi nhà bao nhiêu thì phù hợp và đẹp

Giới thiệu

chiều dài nhà bao nhiêu là tốt

Kích thước chiều dài nhà truyền thống trước đây cần có sự tính toán làm sao hợp phong thủy

Trước đây khi xây dựng nhà ở dân gian như các mẫu nhà truyền thống 3 gian, 5 gian thì người xưa thường tính kích thước của ngôi nhà dựa vào yếu tố phong thủy để mang lại may mắn, kể cả cột nhà hay chiều rộng, chiều dài, chiều cao… mặc dù hiện nay người dân chỉ để ý đến kích thước thông thủy trong nhà và đã suy nghĩ hiện đại hơn rất nhiều trong cách chọn kích thước nhà chỉ cần đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như phù hợp với kích thước lô đất.

Phần 1

Tuy nhiên trong phong thủy đây cũng từng là một vấn đề được nhiều tài liệu xưa ghi chép hoặc truyền lại đến nay như sau:

Ngôi nhà thường lấy bước đi thay thước, làm đơn vị đo chiều dài. 4 thước 5 tấc là một bước (dựa vào thước gỗ của bộ công thời cổ đại, 9 thước bằng 2 bước. 1 bước là kiến, 2 bước là trừ, 3 bước là mãn, 4 bước là bình, 5 bước là định, 6 bước là chấp, 7 bước là phá, 8 bước là nguy, 9 bước là thành, 10 bước là thu, 11 là khai, 12 bước là bế.

Những bước này cũng có cát, hung. Kiến là nguyên cát, trừ là minh đường, mãn là thiên hình, bình là quyển thiệt (cong lưỡi), định là kim quỷ (tủ bằng vàng), chấp là thiên đức, phá là xung sát, nguy là ngọc đường, thành là tam hợp, thu là tặc kiếp, khai là sinh khí, bế là tai họa. Trong đó kiến, mãn, bình, thu là đen; trừ, nguy, định, chấp là vàng; thành, khai đều có thể dùng được; bế, phá không tương đương.

Phần 2

Vậy chiều dài được tính theo các bước này như thế nào ?

Nếu nhà rộng, không được phạm vào mãn, bình, thu, bế; nếu nhà dài, phải dựa vào trừ, định, chấp, khai; nếu số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến thì là may mắn.

chiều dài nhà bao nhiêu là tốt

Chiều dài nhà gỗ truyền thống dựa vào các bước xác định từ tim cột đến tim cột

chiều dài nhà bao nhiêu là tốt

Chiều dài bao nhiêu là tốt không phải là vấn đề quan trọng; vì đã có cách xử lý kiến trúc cho mọi kích thước

Nếu như có điều kiện về không gian sân vườn; thì một ngôi nhà đẹp nên thiết kế chiều dài nhà (hay còn gọi là chiều sâu) không nên lấn át hơn chiều rộng quá nhiều; và cũng không nên để chiều rộng lấn át quá nhiều chiều dài; vì một ngôi nhà vuông vắn bao giờ hình khối cũng đẹp và cân đối hơn cả.

Chiều dài nhà bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào hình thái, đặc điểm của lô đất. Chiều dài ngôi nhà cân đối với kích thước lô đất; và có khoảng cách nhất định với tường rào. Điều này là hợp lý vì không thể tận dụng hoàn toàn chiều dài lô đất để làm chiều dài của ngôi nhà.

Chiều dài không quan trọng về kích thước; quan trọng là cách xử lý của người thiết kế phân chia bố cục công năng; và tạo hình khối kiến trúc đẹp mắt, vì vậy trong kiến trúc không đánh giá và xác định được.

Phần 3

Những ngôi nhà có lợi thế về chiều sâu hơn chiều rộng như nhà ống; thì công năng được xử lý theo thứ tự chiều sâu, ví dụ từ cửa chính vào là gara,  phòng khách rồi đến phòng bếp ăn… Đối với ngôi nhà có mặt tiền rộng và chiều sâu ngắn; như những kiểu nhà ngang truyền thống thì chúng ta có thể xử lý theo những cách sau:

Cách 1

Những ngôi nhà có mặt tiền rộng hơn chiều sâu; thường được xây dựng trên mảnh đất có hình dạng tương tự như diện tích của ngôi nhà. Đất như thế nào thì hình dạng ngôi nhà cũng sẽ như vậy. Do đó để tận dụng tối đa diện tích đất sử dụng cho mảnh đất; thì hình dạng nhà tương tự cũng được thực hiện.

Cách 2

Nhà mặt tiền rộng hơn kích thước chiều dài; thì thường thì được bố trí công năng sử dụng theo hướng ngang. Thường thì sẽ chia nhà thành các tầng lầu; phân chia nhà bằng hệ thống các cột hoặc cũng có thể là các vách ngăn không gian. Thiết kế nhà không có chiều sâu thường thì ngôi nhà này sẽ có từ 3-5 gian, hoặc cũng có thể 3-4 tầng lầu tùy theo diện tích và nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Cách 3

Khi thiết kế nhà không có chiều sâu thì cũng nên chú ý đến việc xử lý việc thiết kế mặt tiền sao cho đẹp để cho mọi người trong gia đình không có cảm giác một mặt phẳng tường rộng thênh thang mà không có điểm nhấn. Hoặc cũng nên tránh tình trạng có quá nhiều chi tiết trong căn nhà cũng sẽ tạo cho gia chủ cảm giác bị rối mắt trong chính tổ ấm của mình.

Mối quan hệ chiều dài và chiều cao

Chúng ta thường thấy những ngôi nhà nhỏ vuông vắn hoặc những ngôi nhà ống có chiều dài lớn hơn chiều rộng rất nhiều thì thường có thể xây thành những ngôi nhà phố cao tầng hoặc những công trình khách sạn, nhà nghỉ đẹp và những công trình cao tầng có chiều dài lớn hơn chiều rộng cũng rất phổ biến. Tuy nhiên ngược lại chúng ta lại rất ít thấy những công trình cao tầng nào có chiều rộng lấn át chiều dài nghĩa là kiểu như những ngôi nhà ngang có mặt tiền rộng thường không xây thành nhà cao tầng và chủ yếu đây là những biệt thự vườn thấp tầng (thường từ 3 tầng trở xuống).

Kết luận

Từ phân tích trên thì chúng ta rút ra được những kinh nghiệm chiều dài nhà bao nhiêu không quan trọng mà vấn đề là cách xử lý tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao của ngôi nhà, một ngôi nhà dài, hẹp có thể phát triển về chiều cao nhưng với một ngôi nhà rộng, ngắn thì nên theo kiến trúc thấp tầng.

Nguồn: angcovat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.