Giá đất tăng đến ngột thở mùa dịch, kìm giá giúp dân

Giá đất tăng đến ngột thở mùa dịch, kìm giá giúp dân

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, giá đất vẫn không ngừng tăng đến ngạt thở. Nhà nước hãy giúp dân, làm điều gì đó để kìm giá, giảm giá đất cho các DN công nghệ cao, du lịch… để hỗ trợ phục hồi, thu hút đầu tư.

“Đừng tăng giá đất, kìm giá giúp dân” là câu bộc phát ngay của anh Nguyễn Đức Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) ngay khi được hỏi về thông tin nhiều địa phương kìm giá đất.

Làm ở một DN du lịch lớn, anh tính khả năng thiệt đơn thiệt kép “DN khó khăn, tiền thuế khi mua nhà tăng, số người được hưởng lợi ít”.

Giảm giá đất hỗ trợ một số ngành phục hồi

Ông Nguyễn Văn Toàn, phó chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, nhận định việc tăng bảng giá đất địa phương không chỉ tác động tới thu hút đầu tư nước ngoài mà còn tác động đến cả giá bất động sản.

Để việc tăng giá đất không ảnh hưởng tới kinh tế – xã hội địa phương, theo ông Toàn, cần có những giải pháp phù hợp, cân nhắc việc tăng giá đất trong bài toán tổng thể phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Mỗi lần tăng giá đất sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế.

Lãnh đạo một tập đoàn bất động sản lưu ý khi tăng bảng giá đất; cơ bản chỉ Nhà nước được lợi trước mắt. Vì với người dân, chỉ những người được đền bù; giải phóng mặt bằng được lợi. Trong khi toàn dân phải tăng nộp thuế, nhất là khi giao dịch bất động sản. DN bất động sản thì chi phí tăng, người trẻ càng thêm khó mua nhà…

Vị lãnh đạo này cho rằng trong bối cảnh hiện nay nên giảm giá đất trong các bảng giá đất địa phương. Nếu không cho tất cả thì ưu tiên giảm cho ngành hạ tầng giao thông, du lịch, nhà ở, công nghệ cao… để các ngành này giảm bớt khó khăn, có cơ hội phục hồi và thu hút đầu tư.

Đừng khiến giá đất “ngạt thở” thêm

Điều chỉnh giá đất

Ông Nguyễn Văn Đính, phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản VN; cũng nêu quan điểm không ủng hộ các địa phương điều chỉnh tăng giá đất trong thời điểm hiện tại. Theo vị này, việc tăng giá đất giúp tăng nguồn thu ngân sách địa phương nhưng lại làm khó DN trong bối cảnh DN đang “ngạt thở” vì COVID-19.

Theo ông, việc tăng bảng giá địa phương khiến các DN; sản xuất đang thuê đất phải tăng chi phí. Rõ ràng trong bối cảnh hiện nay; DN luôn cần sự “hà hơi tiếp sức” của Nhà nước; vì vậy không nên tăng giá.

Bảng giá tăng đồng nghĩa với tăng giá bất động sản lên; chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng; văn phòng cũng tăng. Chi phí DN tăng lên; trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay có thể khiến một số DN chết nhanh hơn.

Như vậy, các địa phương sẽ mất đi động lực tăng trưởng kinh tế, mất nguồn thu lâu dài, trong dài hạn Nhà nước sẽ mất nhiều hơn được.

Ông Đính khuyến cáo để tạo nguồn thu lâu dài; các địa phương không nên tăng giá trong bối cảnh dịch bệnh. Ngược lại, khi thị trường bất động sản đang có xu hướng suy giảm như hiện nay; các địa phương phải giảm bảng giá  cho phù hợp.

Điều này giúp các địa phương nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài, dù thu ngân sách trước mắt có thể giảm. Việc hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch bệnh là nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài của tất cả các địa phương.

Giá đất tăng đến ngột thở mùa dịch, kìm giá giúp dân

Chia sẻ, đừng vì thành tích

Trong bối cảnh hiện nay; bất cứ một chính sách nào nhằm giảm chi phí cho DN đều cần thiết. Cần hỗ trợ DN để họ vượt qua khó khăn dịch bệnh; không nên tăng chi phí đất đai lúc này.

Rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ… cả năm qua không có nguồn thu, nếu chúng ta không hỗ trợ được cũng không nên tăng bảng giá vì gây thêm khó khăn cho họ.

Năm 2020 các DN còn có nguồn tích lũy từ những năm trước để lại; năm 2021, hầu hết họ đã kiệt quệ; phải gồng mình để trụ vững.

Vì vậy các địa phương cần chia sẻ chứ không nên vì thành tích để tăng thu từ đất đai; tăng gánh nặng trên đôi vai DN. Thời gian qua giá  tại nhiều địa phương tăng khiến không ít DN lao đao; giờ tiếp tục tăng nữa DN khó trụ nổi

Nguồn: tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.